Đó là những người bán trái cây dạo
Những gánh hàng rong
....
Những người bán trái cây dạo đa phần là người miền Trung. Thường thì, sau khi xong việc đồng áng, việc nhà giao cho chồng cho vợ, họ bắt xe vào Sài Gòn đi bán dạo để kiếm thêm gửi tiền về lo cho con ăn học.
Có làng vào Sài Gòn hơn nửa làng. 6-7 người cùng vào trọ trong căn phòng nhỏ, 200k/1tháng.
Đa phần là dân miền trung và các tỉnh phía bắc (thuờng bán các xe bắp xào - bắp luộc, kem cây, cá viên chiên, mực và cá nướng...)
Nhưng đâu phải dễ kiếm ăn, hết Mấy anh An ninh trật tự đuổi, thì công an phường dí vòng vòng, chậm chân là cả một gánh hàng, một sọt trái cây bị tịch thu là chuyện bình thường. Nghèo mà còn gặp cái eo. haizzzzz
Nó đã chứng kiến một cảnh tại khu nó sống, chỉ cách một con đuờng Nguyễn Du thôi.
Nhưng bên kia đuờng - khu nhà thờ Đức Bà, công an - trật tự cứ xà quần, hễ tia thấy con mồi là ào tới và vơ hết tất cả cái j có thể vơ lên xe, mặc những nài nỉ, van xin, những giọt nước mắt vì mất chén cơm...
Còn bên kia là đuờng Đồng Khỏi và Lý Tự Trọng thì từng hàng từng hàng xe chở vật liệu xây dựng cho công trình của một tập đòan hùng mạnh, ngang nhiên đứng chiếm lòng đuờng, lưu thông thoải mái, đậu xe chễm trệ như đó là đuờng của mình.
???
Người nghèo kiếm tiền thì gây cản trở
Còn người giàu kiếm tiền sao mà dễ dàng vậy ta?
Khi nó search trên mạng những thông tin về "gánh hàng rong" thì nó thấy ở đâu cũng có, từ bắc cho tới nam, đa số là những người ở các vùng quê nghèo khó lên thành thị kiếm sống, các nhiếp ảnh, các họa sỹ kể cả nhạc sỹ đã rất hứng thú với đề tài rất đời rất thực này.
Đuợc xem là một đề tài với nhiều cảm hứng sáng tạo.
Trong hình
Trong tranh
Trong những ca từ
Hình ảnh đời thường, mộc mạc đã tạo nhiều xúc cảm cho người thuởng thức
Thì cuộc sống mưu sinh của họ lại gặp rất nhiều trắc trở và cản trở.hehehe
Nhiều bài báo, nhiều bức xúc về việc càn quét và xử lý các dạng hàng rong.
Vì nghèo mà họ phải xa gia đình phải đi hằng trăm cây số, ngày ngày cùng với gánh hàng mà kiếm từng đồng.
Viện lý do mất mỹ quan đô thị, vậy các lô cốt có mất mỹ quan ko? đuờng đang đẹp đào bới lên nham nhở, nước dơ nước bẩn lên láng, ổ gà ổ voi mật độ xuất hiện ngày càng tăng. Chưa nói gây ra nạn kẹt xe cho thành phố càng cao.
Viện lý do không vệ sinh, ủa? có chắc là những hàng quán đàng hòang vệ sinh thực sự ko? tại không thấy thì ăn, chớ ai biết trong bếp người ta làm j trong đó.kekeke Nếu ko vệ sinh sẽ gây ra các bệnh về đuờng tiêu hóa đúng ko? nếu vậy thì sao họ vẫn có khách mua hàng? nếu khách bị đau bụng, thì họ có dám ăn nữa ko? Lúc đó ko cần cơ quan chức năng đuổi, thì khách hàng cũng tự động tẩy chay, ko dám rớ tới các gánh hàng kiểu này. Nhưng sự thật thì các gánh hàng vẫn có rất nhiều khách hàng thân thiết.
Nó có bà chị ngày nào cũng ăn hàng rong đến nỗi quen tên và thân luôn với "bà bốn" - người trộn món bánh tráng rất ngon. hehehe
Các việc của cơ quan chức năng làm đương nhiên có cái lý của họ, nhưng đừng quá đáng.
Nếu muốn hạn chế hàng rong, thì cho họ một phạm vi riêng để hoạt động hoặc một thời hoạt động nhất định. Ai muốn bán hàng rong thì đăng ký tại địa điểm mình đuợc phép bán, vừa quản lý đuợc vừa ko hất chén cơm của họ một cách tàn nhẫn.
Và nếu ai vi phạm, thì phạt 100k/1 lần hoặc bao nhiêu đó, đừng bao giờ lấy đi chén cơm của người, ác lắm. Họ nghèo nhưng có lòng tự trọng và rất cần tiền để trang trải cuộc sống tốt hơn.
Ở Đăklăk, cái chợ mà nhà nó buôn bán, có rất nhiều gánh hàng nhỏ như gánh rau cải, sọt rau muống, sọt dưa leo..ngày nào cũng vậy khỏang 8h sáng là có một ông đeo cái túi da đen tay cầm xấp giấy và cây bút, đi tới từng gánh rau thu 1000 or 2000 gọi là tiền lệ phí chợ (đã để họ buôn bán và chi phí cho vệ sinh, sau khi những người này buôn bán xong)
Làm như vậy hay đó chớ.hehheeeeee